Tin tức thời tiết hôm nay 20.4.2024: Tây nguyên, Nam bộ nắng nóng gay gắt
Ngày 2.2, ông Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình, cho biết dịp nghỉ tết Nguyên đán 2025 (từ ngày 25.1 đến hết 2.2, tức 26 tháng chạp đến hết mùng 5 tháng giêng), ngành du lịch tỉnh Ninh Bình đón hơn 700.000 lượt khách, tổng doanh thu đạt gần 1.000 tỉ đồng, tăng 17% số lượt khách, tăng gần 20% doanh thu so với dịp nghỉ tết Nguyên đán 2024.Cũng theo ông Mạnh, nhiều điểm, khu du lịch ở Ninh Bình thu hút lượng lớn du khách, như: chùa Bái Đính, Tràng An, Thung Nham, phố cổ Hoa Lư, cố đô Hoa Lư...Đặc biệt, trong ngày 2.2, khách đến các điểm, khu du lịch Ninh Bình tăng đột biến khi có tới gần 230.000 lượt, trong đó có hơn 61.000 khách quốc tế.Còn tại Thanh Hóa, thông tin từ Sở VH-TT-DL tỉnh này cho biết, tổng lượt khách đón trong dịp nghỉ tết Nguyên đán 2025 khoảng 675.000 lượt, tổng doanh thu khoảng 570 tỉ đồng.Lịch thi tốt nghiệp THPT 2023 sớm hơn năm ngoái: Giáo viên, học sinh nói gì?
Thông tin tại họp báo Chính phủ chiều 8.1, thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết hiện tình trạng đưa tin thất thiệt, thậm chí có tính vu khống, xuyên tạc trên mạng xã hội là hiện tượng đáng lo ngại. Đây là sự xuống cấp của đạo đức xã hội với nhiều hình thức như vu cáo, bịa đặt, vu khống. Về mặt pháp lý, những hành vi này có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù. Ông Tuyên cũng dẫn ra việc đầu năm 2024, bà Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam) đã bị xét xử vì hành vi đưa tin xuyên tạc, sai sự thật.Vụ việc tại Ngân hàng ACB "trên mạng có thông tin đưa đẩy, thất thiệt", song theo ông Tuyên, đến nay Bộ Công an chưa nhận được đơn thư của các bên có liên quan.Về giải pháp xử lý tình trạng đưa tin thất thiệt, thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên cho rằng cần giáo dục đạo đức trên không gian mạng để người dùng có hành vi ứng xử văn minh hơn, đảm bảo trung thực hơn. Vừa qua Bộ Công an đã và đang thu nhập thông tin, nắm tình hình về hành vi thông tin sai sự thật, có tính vu khống trên không gian mạng để kiến nghị biện pháp xử lý. "Chúng tôi sẽ xử lý rất nghiêm theo đúng quy định của pháp luật nếu hành vi gây ảnh hưởng hoạt động kinh doanh, đầu tư, thương mại. Bộ Công an làm rất nhiều vụ về vấn đề này", ông Tuyên nói.Trước đó, một số cá nhân đã sử dụng mạng xã hội livestream đưa thông tin về "lãnh đạo ACB đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài". Sau đó, tối 4.1, Ngân hàng ACB đã có thông báo bác những thông tin bịa đặt trên mạng nói trên.Theo thông báo của ACB, ngân hàng này đã thực hiện thu thập toàn bộ những nội dung đăng tải, lan truyền thông tin sai sự thật theo đúng trình tự pháp luật để báo cáo sự việc đến các cơ quan quản lý có thẩm quyền xử lý theo đúng pháp luật.
Báo Mỹ gợi ý hai khách sạn Việt Nam du khách nên đến ở ngay
Trong 203 người này, có 107 người đã kết hôn, 87 người đang trong mối quan hệ tình cảm và 9 người đã ly hôn. Họ được yêu cầu đánh giá mức độ hài lòng của bản thân với trong mối quan hệ với đối tác và các triệu chứng kiệt sức nghề nghiệp.
Ngày 31.12, TAND tỉnh Bạc Liêu xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Trịnh Hoàng Phương (48 tuổi, ngụ ấp Phước Thạnh, xã Long Thạnh, H.Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) 5 năm tù về tội giết người. Phương là người truy sát hành khách đi phà gây thương tích 86%. Theo cáo trạng, khoảng 23 giờ ngày 8.2.2024, sau khi uống rượu, anh Lâm Thành Tấn đến bến phà do Phương làm chủ để qua sông Bạc Liêu - Cà Mau.Phương nhận lời đưa Tấn qua sông với giá 10.000 đồng (giá ban đêm dành cho 1 người và 1 xe máy). Trong lúc trên phà, Tấn nhắc lại việc đi phà trước đó bị vợ của Phương có lời lẽ xúc phạm và yêu cầu vợ Phương xin lỗi nên cả 2 cự cãi nhau.Phà đến bến, Tấn cố tình gây khó cho Phương bằng cách đưa tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng để trả tiền phà. Do Phương không đủ tiền hoàn lại nên nói cho thiếu, nhưng Tấn không đồng ý. Khi Phương nói cho đi phà không cần trả thì Tấn yêu cầu Phương phải hoàn tiền, nếu không sẽ ném máy chạy phà xuống sông. Sau đó, Tấn nắm máy chạy phà định vứt xuống sông thì bị Phương can ngăn. Cả 2 xảy ra xô xát, đánh nhau. Phương đánh và đạp Tấn té ngã giữa phà. Thấy Tấn lấy cây dao trong xô nhựa, Phương chạy đến giật lấy, đâm liên tiếp nhiều nhát vào vùng bụng, ngực của Tấn gây thương tích 86%.HĐXX cho rằng, nguyên nhân xảy ra vụ truy sát xuất phát từ việc Tấn say rượu, chủ động gây sự, cố tình gây khó dễ đối với Phương về việc trả tiền đi phà. Đồng thời, Tấn cầm máy chạy phà định ném xuống sông nên cả 2 xô xát, đánh nhau. Việc Phương cầm dao tấn công Tấn là có nguyên cớ. Mâu thuẫn phát sinh có một phần lỗi của bị hại nên hành vi phạm tội của Phương không có tính chất côn đồ. Do đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo mức án trên về tội giết người.
Lựa chọn, tập luyện thể thao theo độ tuổi để an toàn và hiệu quả
Làm người hướng dẫn, báo cáo viên, tập huấn cho nhiều nhà trường, thầy cô và các bậc phụ huynh "cách" chạm đến giáo dục hạnh phúc, lần nào PGS Trần Thị Lệ Thu cũng cố gắng đưa ra những ví dụ gần gũi, dễ hình dung, dễ cảm nhận và dễ làm theo nhất.Không "đao to búa lớn", cô Thu luôn nhắc và hướng dẫn tại chỗ để các thầy cô làm dịu cơn giận bằng cách tập trung vào hơi thở. "Việc hít thở không mất tiền, không ai đánh thuế", cô Thu nói và cho rằng trong lúc hít thở thật sâu ấy, giáo viên lắng nghe bản thân để nhận ra mong muốn, cảm xúc thật nhất của mình. Ẩn bên dưới sự tức giận là sự thương yêu, lo lắng về học sinh của mình chưa ngoan, chưa chăm, chưa giỏi… Vậy thì làm thế nào đừng để sự tức giận bùng lên lấn át cả yêu thương như thường thấy.Lớp học hạnh phúc không phải lớp học hoàn hảo mà nó là tiến trình thay đổi tích cực, liên quan tới nhiều thành tố là giáo viên, học sinh, thậm chí cả phụ huynh học sinh...Có lần đưa ra hình ảnh chú ngựa đang kéo một cỗ xe rất nặng, cô Lệ Thu ví chú ngựa đó là các bạn học sinh, người phải vác nhiều thứ trên đôi vai nhỏ bé: trách nhiệm học hành, tình bạn, tình yêu, sự kỳ vọng của gia đình… Đó là áp lực và cũng là những thách thức lớn mà mỗi học sinh phải gánh vác.Con ngựa thồ nặng nhọc ấy cũng chính là giáo viên hoặc các bậc phụ huynh với rất nhiều gánh nặng: làm thế nào để trở thành chỗ dựa vững chắc về vật chất cũng như tinh thần cho con cái; làm thế nào để con cái biết cách lắng nghe; làm thế nào để giúp con có kết quả học tập tốt...Nếu không có phương pháp phù hợp, không tìm ra được "tiếng nói chung", hai con ngựa ấy sẽ kéo cỗ xe về hai hướng khác nhau, và như vậy, kết quả sẽ khó lòng được như mong muốn.PGS Trần Thị Lệ Thu kể:"Tôi từng bắt gặp một cô giáo ôm tập bài kiểm tra của học sinh, gặp tôi trong hành lang mà nước mắt chảy dài. Cô nói rất thương học sinh, các em bị học hành quá tải, rồi bài kiểm tra nhiều… Nhưng thương cũng chẳng thể thay đổi được, vì muốn thi đỗ thì các em cần học tập và ôn luyện như thế.Chúng tôi sau đó trao đổi với nhau xung quanh việc làm thế nào để "áp lực của học sinh chuyển sang động lực". Vì chỉ khi là động lực thì học sinh mới dễ dàng "chịu tải".Lần gặp lại, cô kể với tôi, cô đã chia sẻ tâm tư và lo lắng này với học sinh. Nhìn thấy cô khóc, nhiều học sinh rất cảm động. Các em suy nghĩ và thấy cô đã thương mình thế thì mình phải cố gắng để không phụ lòng cô. Các em chủ động đề ra kế hoạch ôn tập. Nhiều học sinh gửi cho cô danh sách những vấn đề vướng mắc cần cô giúp đỡ. Cô trò cứ thế trao đổi, cùng làm việc với nhau và các em đã vượt qua áp lực thi cử nhẹ nhàng hơn…".Từ những câu chuyện thực tiễn ấy, khi đi "xây" hạnh phúc, cô Lệ Thu luôn nhắc giáo viên đừng ngại nói ra căng thẳng của mình với cấp trên, với đồng nghiệp và cả với học trò. Cái uy của nhà giáo, với cô Thu, không phải ở sự nghiêm nghị, nghiêm khắc.Thay vì quát mắng, phạt học sinh bằng những hình phạt nghiêm khắc, cứng nhắc, giáo viên cần biết chia sẻ cảm xúc, lo lắng của mình với các em. Nếu nói "cô muốn tìm một cách nào đó phù hợp (hoặc cô chịu rồi đấy), em có cách nào để giúp cô hiểu và làm gì đó tốt hơn cho em không?" thì có thể giáo viên sẽ nhận được tín hiệu "chia sẻ, mở lòng hoặc giúp đỡ" của học sinh."Tôi cũng có lần nói câu đó với một sinh viên. Em đã khóc và nói với tôi về hoàn cảnh của em. Những thông tin em nói làm tôi bất ngờ. Tôi không nghĩ trong hoàn cảnh khó khăn đó mà em vẫn cố gắng trụ được và học tập. Cách giáo viên và học sinh hiểu nhau, tương tác với nhau cũng không quá khó nếu mình tin vào cách làm đúng là lắng nghe để thấu hiểu", PGS Lệ Thu nhìn nhận.Khi được hỏi đồng hành cùng các nhà trường trong việc thực hiện "lớp học hạnh phúc", cô có nghĩ là có thể đạt được mục tiêu này trong bối cảnh giáo dục đang còn quá nhiều bất cập, PGS Lệ Thu nói: "Lớp học hạnh phúc không phải lớp học hoàn hảo mà nó là tiến trình thay đổi tích cực, liên quan tới nhiều thành tố là giáo viên, học sinh, thậm chí cả phụ huynh học sinh…Tuy nhiên, ở môi trường lớp học, mỗi giáo viên có thể tìm một "kế sách" linh hoạt để làm mềm hóa không khí, quan hệ thầy trò, để học trò đứng về phía mình, cùng mình tích cực giải quyết khủng hoảng, giải quyết áp lực".Cô Lệ Thu cho rằng những cái giáo viên đang thiếu, đang cần bổ sung không phải là kiến thức gì đó cao xa mà đơn giản là cách khám phá bản thân, thay đổi bản thân để thích ứng với môi trường công việc, và có "sức đề kháng" (kỹ năng ứng phó) với những vấn đề tiêu cực tác động đến mình.Muốn học sinh hạnh phúc, lớp học hạnh phúc thì chính mỗi giáo viên phải cảm thấy thực sự hạnh phúc với công việc mình đang làm.